Cung bảo bình
Bảo Bình là cung chiêm tinh thứ mười một trong Hoàng Đạo, bắt nguồn từ chòm sao Bảo Bình. Trong chiêm tinh học, Bảo Bình được cho là cung "nam tính", và chủ động (tích cực).
Nó còn được coi là một cung khí (cùng với Thiên Bình và Song Tử) và là một trong 4 cung ổn định (cùng với Sư Tử, Kim Ngưu và Thiên Hạt).[1] Bảo Bình từ xưa vẫn trị vì bởi Sao Thổ, và, từ khi phát hiện, Sao Thiên Vương cũng được coi là hành tinh đồng-cai trị của cung này.
rong nhiều nền văn hoá cổ đại, kể cả Babylon, Ai Cập và Hi Lạp, có một vị thần tên "Thần mang nước" hay "Thần đổ nước". Nước đã cưu mang và duy trì sự sống, do đó quyền lực làm cho nước đổ xuống tứ thiên đường nắm trong số quyền năng được con người cổ đại tôn kính nhất. Theo thần thoại Hi Lạp thì Zeus là "Thần mang nước". Trong cương vị chúa tể của các vị thần, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là tạo ra bão.
Chòm sao Aquarius là biểu tượng cho "Thần mang nước Zeus". Một thần thoại khác lại nói đến Deucalion, người sống sót duy nhất trong trận Đại hồng thủy và "Thời đại đồ sắt" trong thần thoại Hy Lạp. Ở thời đại này con người cũng tàn bạo như thú dữ giết chóc lẫn nhau, bất kể cha con. Lời giáo huấn của thần thánh không có giá trị gì với họ.
Thất vọng, Zeus tạo ra trận lụt lớn trên Trái Đất,giết chết mọi người trừ Deucalion và vợ Pyrrha (Trong chuyến thăm Trái Đất cuối cùng, Zeus thấy cặp vợ chồng này dù sống trong túp lều đơn sơ không có đủ thức ăn, vật dụng vẫn cung cấp đầy đủ thức ăn chỗ ở cho mình nên ông mới cho họ sống qua trận lụt) đồng thời giúp họ tạo ra chủng tộc người mới mạnh hơn và có đạo đức. Deucalion chính là "Người mang nước" đặc trưng bằng chòm sao Aquarius, hiện nay gọi là cung Bảo Bình.