Thiết kế cửa sổ hợp phong thủy cho gia chủ hút tài lộc
Cửa sổ, tương tự cửa chính, cũng có chức năng thu hút ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà. Nó không chỉ mang đến sự thông thoáng, vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn là một trong những yếu tố phong thủy cần chú ý.
Theo phong thủy, khi đặt cửa chú ý để đầu cửa sổ phải cao hơn đầu người cao nhất trong nhà. Tốt nhất là cánh cửa sổ nên mở ra phía ngoài để cho khí dẫn vào và lưu chuyển dễ dàng, tăng cường khí cho mọi người trong nhà và mang đến dịp cơ may trong cuộc sống và sự nghiệp. Nếu cánh cửa sổ là loại nâng lên hạ xuống thì không bao giờ được mở nửa chừng vì chỉ hấp thụ được một nửa khí ra vào từ cửa sổ và người ngoài nhìn vào sẽ có ý tưởng không hay. Ngoài ra, khi thiết kế cửa sổ, các gia đình nên chú ý đến những điều cấm kỵ cho phong thủy cửa sổ để ngôi nhà đẹp và hợp phong thủy hơn.
Phong thủy cửa sổ là một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi thiết kế
Tránh đặt cửa sổ hướng Tây
Về hướng, cho dù có điều kiện đặc biệt về khí hậu địa lý hay có nhu cầu riêng thì cũng không nên mở cửa sổ ra hướng Tây vì nó sẽ làm hại cho khí người trong nhà. Mặt trời hướng Tây chói chang sẽ gây nhức đầu, sinh cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Để khắc phục tình huống này, các nhà phong thủy đã khuyên mọi người treo quả cầu bằng thủy tinh để biến ánh sáng mặt trời quá mạnh thành các ánh sáng trong dải cầu vồng như vậy lại có tác dụng làm mạnh khí trong phòng và tạo nên sự năng động.
Tránh đặt cửa sổ ở nơi tài vị
Hướng quan trọng nhất trong phong thủy của phòng khách gọi là tài vị, nó liên quan đến sự hưng suy về tài vận, sự nghiệp, danh tiếng của cả gia đình, do đó bố cục và bài trí của tài vị không được bỏ qua. Vị trí đẹp nhất của tài vị là góc chéo của cửa vào phòng khách, điều này bao hàm 3 tình huống dưới đây: Khi cửa nhà mở sang phía trái, tài vị sẽ ở đầu trên góc chéo bên phải; khi cửa nhà mở ở giữa, thì tài vị sẽ ở khoảng phía trên góc chéo. Vị trí tài vị được xem là nơi để tích tụ tài vận trong nhà, nếu cửa sổ đặt ngay phía trên tài vị sẽ làm cho những vận khí tốt trong nhà cũng nhanh chóng bị "chảy đi".
Tránh làm lưới bảo vệ cửa sổ quá dày
Hiện nay nhiều gia đình dùng lưới bảo vệ bên ngoài cửa sổ. Khi lưới bảo vệ quá dày sẽ gây nhiều bất lợi cho ngôi nhà cả về mặt thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tầm nhìn và ảnh hưởng xấu về mặt phong thủy. Trong phong thủy, trường hợp này gọi là "bế quan tỏa cảng", khiến không khí trong nhà luôn tù túng, ngột ngạt và sẽ làm cho ngôi nhà bị vận khí xấu.
Tránh làm cửa cản sáng
Không nên treo rèm quá dày, hoặc không nên đóng cửa sổ kín mít khiến không khí và ánh sáng không lọt vào phòng. Điều này cũng dễ khiến người sống trong nhà bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, khi thiết kế cửa sổ, cũng nên đảm bảo thiết kế cửa khi đóng được kín gió, đặc biệt là cửa phòng ngủ tránh cho người sử dụng phòng bị cảm lạnh.
Không nên thiết kế cửa sổ cản sáng trong nhà
Kỵ sau chỗ ngồi có cửa sổ. Nếu kê bàn làm việc theo lối này, người ngồi sẽ ngăn đường đi của gió và ánh sáng, theo cách nói của phong thuỷ là chặn lại sự lưu thông của khí, biến sinh khí thành sát khí, người ngồi làm việc ở tư thế này, trước sau cũng bị suy vi.
Tránh mở cửa sổ vào trong
Trường hợp mở cửa sổ vào trong thường do cửa sổ sử dụng cánh cửa mở vào trong hoặc các loại cửa hướng vào bên trong nhà. Theo phong thủy, nếu sử dụng loại cửa này sẽ gây nhiều bất lợi cho đường công danh và sự nghiệp của mọi người trong nhà.
Tránh làm quá nhiều cửa sổ
Không nên làm quá nhiều cửa sổ trong một căn phòng, nhất là phòng ngủ. Theo phong thủy, căn phòng làm nhiều cửa thì tài lộc trong nhà dễ tán. Nên làm cửa sổ có kích thước và số lượng hợp lý để mọi người luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi sinh hoạt trong nhà. Cửa sổ, tương tự cửa chính, cũng có chức năng thu hút ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà, là thông đạo giao lưu giữa cuộc sống riêng tư của mọi thành viên trong gia đình với thế giới bên ngoài.
Số lượng cửa sổ trong nhà nên vừa phải, không thừa cũng không thiếu để điều hòa tốt nhất không khí trong và ngoài nhà. Khi thiết kế cửa sổ cho bất kỳ không gian kiến trúc nào, kiến trúc sư cũng lấy sự đối lưu không khí làm trọng tâm.