Cách chọn hướng nhà theo phong thủy của người Nhật Bản
Phong thủy Trung Quốc chia thành hai mặt phong thủy là phong thủy dương trạch và phong thủy âm trạch. Phong thủy dương trạch nghiên cứu về môi trường sống lý tưởng cho người sống; phong thủy âm trạch nghiên cứu về vị trí an táng lý tưởng cho người đã khuất.
Tương tự, phong thủy Nhật Bản cũng chia làm hai mặt là “gia tướng” tương đương với dương trạch và “mộ tướng” tương đương với âm trạch. Tuy nhiên, người Nhật Bản coi trọng “gia tướng” hơn “mộ tướng”. Do đó, với những kinh nghiệm chọn hướng nhà của người Nhật Bản do Phong thủy hiện đại trình bày dưới đây có thể sẽ là một kênh tham khảo giúp các bạn chọn được những hướng nhà như ý, phù hợp trong điều kiện hoàn cảnh ở Việt Nam:
1. Cung hướng Nam: gồm 3 sơn Bính, Ngọ, Đinh
- Hướng Bính: Bính là hướng danh vọng, tiếng tăm. Nhà hướng Bính thường sản sinh những người có chức vụ lớn, những cán bộ cao cấp trong chính phủ…
Cửa nhà nên mở về hướng thuộc sơn Sửu hoặc Sửu-Cấn.
- Hướng Ngọ: Nhà hướng Ngọ sẽ có nhiều sự biến động. Ngọ là vùng Dương cực đại, Dượng thịnh tất Âm suy, nếu gặp rủi thì rủi nhiều, may thì may nhiều. Làm nhà hướng này phải cẩn thận vì cũng như đánh bạc. Người ở nhà này rất đa năng, tháo vát. Cũng có nhiều người thành công rất sớm.
Cửa nhà nên mở về hướng Bắc hoặc Đông Bắc, Tây Bắc.
- Hướng Đinh: Đinh nguyên nghĩa là “người đã đủ tuổi trưởng thành”. Người nhà hướng Đinh rất được lòng mọi người. Nhà được khí lành của “Nam cực thọ tinh”, người nhà rất thọ và ít bệnh nặng.
Cửa nên mở về hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây, Đông.
Người Nhật Bản coi trọng phong thủy dương trạch, trái ngược
với quan điểm phong thủy Trung Hoa.
2. Cung Đông Nam: gồm 3 sơn Thìn, Tốn, Tỵ
- Hướng Thìn: Thìn là một trong 4 hướng Mộ Khố, chủ về sự giàu có. Nhà hướng Thìn, trong nhà sẽ dễ có người thành đạt về nghề dược.
Cửa nhà nên mở về hướng Bắc, Tây.
- Hướng Tốn: Nhà hướng Tốn người rất nhạy cảm, vì hướng Tốn là hướng gió, còn là hướng của văn chương, khoa cử. Nhà dễ có người học hành giỏi giang.
Cửa nhà nên mở về hướng Nhâm
- Hướng Tị: Đây là hướng “sơ hỏa” (khởi đầu cho hướng Hỏa). Hướng này ngày xưa hay dùng làm hướng bếp nên còn gọi là hướng “Thực Lộc”. Người trong nhà sẽ giỏi về ẩm thực.
Cửa nên mở hướng Tây Bắc
3. Cung hướng Đông: gồm 3 sơn Giáp, Mão, Ất
- Hướng Giáp: Người Nhật quan niệm rằng hướng Giáp là hướng bệnh tật. Nếu lăng mộ cất hướng này, người trong nhà dễ mắc nhiều quái bệnh. Tuy nhiên đối với nhà cửa thì sinh được người thông minh, có chức tước.
Cửa nên mở hướng Bắc hoặc Nam
- Hướng Mão: Tí, Ngọ, Mão, Dậu là Tứ Chính. Nhà hướng Mão có rất nhiều lợi thế trong việc tiến thân, con cái đỗ đạt.
Cửa nên mở hướng Tây.
- Hướng Ất: Hướng Ất là hướng về chuyên nghành. Người ở hướng này nếu làm thiên về công nghiệp, công nghệ thì dễ thành công.
Cửa nhà nên mở hướng Tây hoặc Tây Nam.
Người Nhật rất coi trọng hướng nhà và cảnh quan sân vườn xung quanh. Ảnh minh họa
4. Cung Đông Bắc: gồm 3 sơn Sửu, Cấn, Dần
- Hướng Sửu: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là Tứ Mộ Khố. Đây là hướng sùng tín cũng là hướng mà tài lộc thường dồi dào, thích hợp với các chủ doanh nghiệp.
Cửa nên mở hướng Nam hoạc Tây Nam
- Hướng Cấn: Hướng Cấn còn gọi là Quỷ môn, hướng này thường hợp với người hành nghề tự do, cũng nhiều người làm buôn bán. Nhà hướng này người cũng tháo vát lanh lợi nhưng gặp vất vả.
Cửa nên mở hướng Nam hoặc Tây Nam
- Hướng Dần: Theo người Nhật đây là hướng xấu, nếu gặp hướng này thường phải trấn trạch cẩn thận mới nên ở. Nếu bố cục, cảnh quan xung quanh tốt thì mới an tâm ở.
Cửa nên mở về hướng Nam hoặc hướng Tây
5. Cung hướng Bắc: gồm 3 sơn Nhâm, Tý, Quý
- Hướng Nhâm: Đối với người Nhật , hướng Nhâm là hướng tôn quý, hướng của giàu sang, quyền uy.
Cửa nên mở hướng Đông Nam
- Hướng Tý: Cũng giống như Nhâm, đây là hướng tôn quý dễ giàu sang, quyền uy. Hướng Tý cũng tượng trưng cho sự quyết đoán, dũng cảm. Người nhà hướng Tý cũng dễ làm lãnh đạo.
Cửa nên mở hướng Mùi, Khôn hoặc Ngọ, Đinh
- Hướng Quý: Là hướng của sự dũng cảm, đó là hướng của các quân nhân, các vị tướng. Có thể là hướng của các thương gia.
Cửa nên mở hướng Khôn.
Kiến trúc, chất liệu, cảnh quan hài hòa, thiết kế mở... thể hiện quan điểm hòa hợp với tự nhiên
trong triết lý phong thủy nhà ở của người Nhật.
6. Cung Tây Bắc: gồm 3 sơn Tuất, Càn, Hợi
- Hướng Tuất: Là hướng có nhiều tiềm năng về bất động sản, của chìm.Tuy nhiên cũng dễ dính dáng đến pháp luật. Hướng này người trong nhà không nên làm gì mờ ám, trái pháp luật để tránh vào vòng lao lý.
Cửa nên mở hướng Đông Nam
- Hướng Càn: Hướng này nhận đầy đủ ánh sáng mặt trời. Càn cũng có nghĩa là người đàn ông làm chủ gia đình. Người nhà này hay có tính độc đoán, cương quyết.
Cửa nên mở về hướng Đông Nam
- Hướng Hợi: Theo người Nhật đây là hướng tốt nhất trong 24 hướng. Người nhà này phần nhiều có cốt cách quý phái, bệ vệ. Nhà hướng này làm mọi việc đều thành công.
Cửa nhà nên mở về hướng Thìn.
7. Cung hướng Tây: gồm 3 sơn Canh, Dậu, Tân
- Hướng Canh: Là hướng của trí tuệ. Người Nhật gọi Canh là “cung vũ điệu”. Hướng này xuất nhiều vị anh hùng, tướng quân lỗi lạc trong quân đội.
Cửa nên mở về hướng Ất, Thìn-Ất.
- Hướng Dậu: Là hướng thích hợp cho các công sở, cơ quan, bệnh viện. Hướng này có nhiều người tài hoa lẫn đào hoa.
Cửa nên mở về hướng Mão, Ất, Thìn
- Hướng Tân: Tân là hướng của học giả, nhà nghiên cứu. Người ở nhà hướng này dễ thành nhà văn, nhà học thuật , nhà giáo dục.
Cửa nên mở về hướng Tốn hoặc Giáp.
8. Cung Tây Nam: gồm 3 sơn Mùi, Khôn, Thân
- Hướng Mùi: Nhà thuộc tứ Khố nên cũng khá dễ giàu có về điền sản, nhưng ít nổi danh.
Cửa nên mở về hướng Đông Bắc.
- Hướng Khôn: Hướng này cũng xuất hiện những bậc hào kiệt, các tham mưu cấp cao.
Cửa nên mở về hướng Cấn
- Hướng Thân: Theo người Nhật đây là hướng yếu về vượng khí. Điều kiện chọn hướng này là trước nhà phải có Thủy để yểm trợ cho vượng khí. Thủy cần phải trong sạch và quy nạp cho đúng hướng.
Cửa nên mở về phía Đông.
Trên đây là toàn bộ quan niệm chọn hướng của người Nhật. Tất nhiên việc chọn hướng phải đảm bảo chính hướng, tránh kiêm hướng, tránh các hướng tiểu không vong, đại không vong. Ngoài ra cảnh quan bên ngoài nhà cũng sẽ quyết định sự thành công rất lớn đối với từng hướng.
Chuyên gia phong thủy Nhật Lâm